Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Nụ Hoa Tường Vi - Phần 1
Ra trường với mảnh bằng trong tay ”Quản Trị Thực Phẩm”. Đã hai tháng nay Thủy đã vượt biết bao con đường trong thành phố để xin việc làm, đi đến đâu họ cũng trả lời, được rồi cô cứ về nếu có việc mở trong hãng, tôi sẽ gọi cô.













Câu trả lời dường như Thủy đã nghe không biết bao nhiêu lần rồi, nghe riết Thủy đâm ra chán ngán nghĩ đến đi xin việc làm. Ông Tú, cha của Thủy phàn nàn luôn miệng:


- Học cho lắm vào thân, tốn biết bao tiền bạc chẳng xin được một việc nào để giúp gia đình.


Câu nói của cha ám ảnh trong lòng Thủy không rời. Cứ mỗi lần nhớ đến, Thủy lại cặm cụi đi xin việc.


Tháng trước nghe cô bạn bảo xuống Long Thành làm đơn, Thủy đã kiếm được công việc mặc dù lương tiền không cao chi cho lắm so với văn bằng nàng đã có, tuy nhiên Thủy vẫn chấp nhận. Công việc tương đối hợp với khả năng của Thủy, nhưng lại vướng phải chuyện khá nan giải. Vì là nhân viên mới của hãng, nên phải làm ca đêm, đến ba giờ sáng mới trở về nhà. Quá xa Sài Gòn, thêm nữa con đường từ sở làm về nhà vào đêm không được yên cho lắm nên Thủy phải đành ở nhờ người bạn dưới Long Thành. Căn phòng chật trội, tuy nhiên cô bạn làm khác giờ nên cũng đỡ hơn. Cái khó cho nàng, ông chánh văn phòng thỉnh thoảng trờ đến nhà trọ Thủy mặc dầu biết giờ giấc của nàng cần ngủ để đi làm, nhưng ông vẫn đến. Lúc thì nhờ pha bình trà, lúc khác nhờ vài chuyện không cần thiết, ngồi trò chuyện bâng quơ không đâu vào đâu. Ông đã có gia đình, tuy nhiên vẫn ngấm nghé kiếm người tình như những người bạn trong hãng cho Thủy hay. Dù biết ý ông ta như thế, Thủy đã đề phòng khi ông xách mặt đến nhà Thủy ở trọ, rồi một hôm ông đến ngồi uống vài ba ly trà xong, ông giở trò mời mọc Thủy đi ăn cơm chiều với ông. Dĩ nhiên, Thủy từ chối, không muốn bà vợ ông ta nghĩ lầm về nàng. Và Thủy cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra sau lần từ chối đó. Nghỉ việc, về nhà mang nỗi buồn lẫn bực tức trong lòng.


Giấc ngủ nửa chiều của Thủy bị đánh thức bởi tiếng chào to tiếng của chú Huy. Chú hồi nào đến giờ cũng thế, cứ bước chân vào nhà la toáng lên, nhưng Thủyï rất thương chú. Chú nhỏ nhất trong gia đình của bà nội, rất gần gủi với anh em, đi đâu về chú cũng ghé lại nhà thăm ba mẹ.


Tiếng chú bên ngoài phòng khách hỏi mẹ:


- Thủy có xin được công việc nào chưa chị?


Không nghe mẹ trả lời, nhưng sau đó chú cất cao giọng:


- Ôi thời buổi này ra trường chắc chi xin được công việc làm như mảnh bằng, thôi cứ xin đại việc gì kiếm tiền sau đó hãy tìm công việc như ý muốn. Tội nghiệp con nhỏ, học giỏi nhất lớp, nhưng khi ra trường thấy chẳng may mắn chút nào.


Chú ngưng lại, rồi hỏi mẹ


- Cháu Thủy có nhà không chị?


Nghe chú hỏi, Thủy ngồi bật dậy lấy sợi thun cột lại mái tóc lên cao, bước ra ngoài chào chú.


Vừa nhìn thấy Thủy, chú cười dễ dãi:


- May có cháu ở nhà, chú có chút chuyện muốn nói với cô cháu của chú đây.


Thủy nhìn chú cười theo


- Có chuyện chi quan trọng không chú?


- Quan trọng, nhưng cũng không quan trọng.


Mẹ nhìn chú cười


- Chú nó lúc nào cũng đùa được, hèn chi chị thấy chú càng ngày càng trẻ ra. Chú cháu bây coi bộ giống nhau như hệt.


Chú lại cười


- Trên cuộc đời ngắn ngủi này không đùa giỡn uổng mất chị ơi! Chỉ có anh Tú mình suốt ngày ưa quạo co, già đến nơi rồi vẫn còn khó.


Nói xong chú nhìn về phía ba, nháy mắt cười với Thủy.


Thủy nhìn chú nôn nóng


- Lúc nãy chú nói tìm cháu có chuyện gì rứa chú?


- Ờ mãi giỡn quên mất. Chú có người bạn ngoài Huế muốn tìm một người dạy thêm đàn cho thằng nhỏ. Nói thằng nhỏ chứ nó cũng xấp xỉ gần bằng tuổi cháu, nhưng con một nên cưng như cưng trứng, chú chơi với gia đình này khá lâu, cứ nghe họ kêu thằng nhỏ, chú cũng quen miệng gọi như thế. Nhưng này, nếu cháu muốn có chút đỉnh tiền bỏ túi trong lúc này, nhận đại làm ít lúc, nay mai tìm được công việc như ý muốn nghỉ cũng không sao.


Mẹ nghe nói ngoài Huế, bà nói như la làng:


- Ở mãi ngoài Huế răng chú. Xa quá!


Chú đưa hai tay lên trời


- Huế của mình, bộ chị không nhớ răng.


Me chống đỡ câu nói của chú Huy


- Ý chị nói ngại cho cháu đi xa, ra ngoài Huế một thân một mình không có ai bên cạnh.


- Bộ chị nghĩ mình không còn bà con dòng họ chi ở Huế hay răng. Cháu còn bà con ở ngoài đó chứ chị. Con Thùy không lo cho nó, nọc hắn ra đánh cho một trận.


Thời buổi ni, chứ đâu phải như trước đây, mỗi ngày đều có chuyến bay từ Sài Gòn về Huế đều đặn, chỉ sợ mình không đủ sức đi, chứ đường sá đâu còn khó khăn chi nữa chị sợ. Người mình có cái lạ, hễ cứ nghe Sài Gòn về Huế làm như xuất ngoại không bằng. Nhưng em nói cháu nhận công việc dạy kèm này chỉ công việc tạm thời thôi, chứ nay mai có công sở nào kêu, nghỉ cũng không muộn. Vã lại hơn nữa họ trả lương khá, gấp đôi số tiền đi làm ở ngoài. Em thấy họ nói như rứa mới hỏi Thủy làm, em coi cặp vợ chồng này như người thân trong gia đình. Họ có phòng riêng cho cháu. Nhà rộng rãi lắm chứ không phải như trong này đâu.


- Ở nhà người ta, chị thấy khó lòng quá chú. Cháu chưa một ngày xa nhà.


- Nữa, chị đừng lo mấy cái chuyện viễn vong đó, cứ để cháu nó ra đời dạn dĩ cho quen. Gia đình thằng bạn em không có ai ngoài thằng con trai của tụi nó, và chị người giúp việc trong nhà. Hai vợ chồng có cửa tiệm đến chiều tối mới về. Em nghĩ không có gì trở ngại cho cháu cả.


Chú nói xong quay qua Thủy với ánh mắt dò hỏi. Mẹ cũng nhìn Thủy. Không suy nghĩ, Thủy gật đầu.


- Cháu nghĩ thử sức mình một lần xem sao. Vã lại chỉ dạy đàn, cháu nghĩ không mấy khó.


Chú Huy gật đầu.


- Khi nghe họ đề nghị, với đồng lương khá chú bảo họ chú có người cháu mới ra trường nhưng chưa xin được công việc làm, nếu họ muốn. Họ nói nếu được cháu nhận lời, còn gì vui hơn. Chú hỏi ý kiến cháu, nhưng cháu phải tự quyết định cho mình, chứ không phải gật đầu suông đâu.


Thủy không ngần ngại, hỏi chú Huy:


- Lúc nào họ muốn cháu bắt đầu?


- Chuyện đó tùy cháu, muốn tuần đến hoặc lúc nào tiện cho cháu. Thằng nhỏ con tụi nó rất dễ thương, tội nghiệp chỉ...


Chú Huy nói chưa dứt câu, mẹ ngắt lời vội:


- Thôi để cho cháu tuần đến hãy đi. Cũng để cho chị gọi cho Thùy hay đã. Lỡ nay mai cháu cần gì để có o nó lo cho cháu. Thực chẳng đả chị mới cho cháu đi, chứ mới ra trường chưa ra đời đi xa chị ngại quá.


Chú Huy lại cười to tiếng hơn.


- Chị lo toàn chuyện viễn vông. Cứ để cho nó ra đời, coi lúc đó nhiều khi tụi nhỏ còn khôn hơn mình nữa, để chị coi. Bà Tú nhìn chồng dọ hỏi chẳng thấy ông nhìn lại, bà thở dài.


- Ừ, thì chú cháu tính chuyện với nhau, chú đã nói như rứa, chị nghĩ cũng phải thôi. Nhưng nếu không thích hợp với công việc ngoài đó con phải vào lại ngay, me chỉ lo cho con xa nhà...


- Chị, đừng lo chuyện tào lao, em nghĩ nên để cháu thử, nếu không muốn nghỉ cũng chẳng sao.


Thủy ôm mẹ, xoa nhẹ lên vai bà:


- Me yên tâm, để cho con thử sức mình nếu không được con vào lại Sài Gòn đâu có muộn. Con ở nhà chẳng làm nên công chuyện, chú đã nói họ trả lương khá, con cũng muốn nhận công việc này. Vả lại ở Huế còn có o Thùy nữa. Có chuyện gì con gọi cho o.


Chú Huy ở lại dùng cơm tối xong, dông thẳng một mạch không thấy trở lại. Tính chú Huy là thế đó, đến và đi chẳng khác gì ngọn gió nồng chợt thoảng qua.


Đêm về khuya, Thủy đứng một mình trên ban-công nhìn xuống con đường trong xóm. Đêm thượng tuần, mặt trăng sáng hơn mọi đêm, ngàn sao nho nhỏ lấp lánh trên không. Thủy chợt thấy mình cô đơn lạ. Không còn bao nhiêu lâu nữa nàng sẽ rời xa căn nhà, rời xa cái xóm đầy tiếng người cười nói đã bao năm ở cùng với họ. Những tiếng động ồn ào chung quanh xóm như đã khắc sâu trong đầu nàng làm sao không buồn.


Có một nỗi buồn hơn nữa, khi Thủy ra đi, Khiết có còn nhớ đến nàng nữa hay không. Ngày mai lên đường, nhưng nàng vẫn chưa cho Khiết biết. Cuộc đời Thủy sợ nhất là nỗi chia ly, nước mắt nào không nhỏ xuống. Vì thế, nghĩ tới điều này nàng không muốn nói cho Khiết, nay mai khi chàng đến đây sẽ biết hết mọi chuyện, chắc hẳn Thủy sẽ không tránh được những sự trách cứ của Khiết, nhưng nói làm gì khi Thủy nghĩ không cần thiết. Chấp nhận đi xa, nàng đã chấp nhận mọi chia ly. Điều này Thủy đã nhìn thấy được khi Khiết nhận công việc làm trên Đà Lạt. Mặc dầu hai người còn viết cho nhau những lá thư, nhưng dường như những lời thăm hỏi cạn dần trong những lá thư sau nầy. Thỉnh thoảng Khiết về Sài Gòn thăm nàng, sau vài lần nắm tay nhau đi trên con đường phố, Thủy không còn thấy cái nhìn đầm ấm trong đôi mắt Khiết như dạo nào hai đứa còn sánh bước nhau trên những con đường đến đại học. Hay những lời nói dịu dàng, đôi lúc trong đôi mắt Khiết có cái nhìn xa xăm nào đó, Thủy không hiểu được. Nhưng thôi, thế nào chăng nữa nàng cũng đi xa...


 


              ª ª ª ª


 


Huế, cái thành phố vắng lặng tiếng cười đùa. Không giống như Sài Gòn. thành phố lúc nào cũng mang tính chất đầy vui nhộn, mặc dù phải trãi qua bao thăng trầm của đất nước. Sài Gòn vui nhộn, xô bồ bao nhiêu, trái lại thành phố Huế âm thầm bấy nhiêu. Tuy là người Huế, nhưng Thủy theo ba mẹ vào Sài Gòn khá lâu, đời sống nối liền trong một thành phố nhộn nhịp ăn sâu trong người nàng lúc nào không hay. Nay về lại Huế, thêm nỗi nhớ xa nhà khiến nàng cảm thấy buồn lạ.


Bước xuống sân bay, đang còn ngơ ngác nhìn quanh tìm kiếm ông bà Bảo, như lời bà dặn. Sau lưng có tiếng người đàn bà gọi khẻ:


- Cô Thủy, phải không?


Thoáng chút ngạc nhiên, nhưng rồi sự nhớ lại bà Bảo dặn dò sẽ đến phi trường Pëhú Bài đón nàng. Thủy quay người lại. Trước mặt nàng, một người đàn bà khá xinh đẹp, dường như nhỏ tuổi hơn mẹ. Nước da bà trắng hồng, nụ cười chúm chím trên môi. Thủy có nghe chú Huy tả sơ qua hình dáng bà ta. Nụ cười vẫn giữ lại trên môi khi nhìn bà vẫn dán chặt đôi mắt chăm chú Thủy:


- Nếu tôi không lầm, cô Thủy cháu anh Huy có phải không?


Thủy gật đầu, mỉm cười chào bà ta. Bên cạnh ông Bảo đang nhìn nàng. Ông đi lại gần hai người, giọng trong trẻo đầy vui vẻ:


- Vợ tôi thật tài, cả phòng đầy người như vậy, bà vẫn nhận ra cô Thủy. Nói xong ông gật đầu chào nàng, giới thiệu:


- Tôi, Bảo bạn chú cô. Còn cô đã biết, đây Hoa bà xã tôi.


Thủy chỉ biết nhẹ nhàng gật đầu chào lại. Ông ghé tay xách chiếc túi khá to trên tay nàng. Ông cười:


- Vợ chồng tôi rất thân với chú Huy. Để tiện gọi nhau, cô cho tôi và Hoa gọi cô bằng cháu như chú Huy, có được không?


Thủy lúng túng với lần đầu tiên, dạ nhỏ trong miệng, lí nhí nói:


- Dạ, cho cháu xin gọi cô chú như chú Huy vậy.


Sau khi nhận hành lý đâu vào đó, Thủy bước đi bên cạnh ông bà Bảo ra sân đậu xe. Ông Bảo bước nhanh trờ tới chiếc xe Camry Toyota màu cát, mở rộng hai cánh cửa. Chờ cho Thủy ngồi vào hàng ghế xe phiá sau, ông Bảo đóng cánh cửa xong mới ngồi vào nổ máy.


Con đường từ Phú Bài về Huế không xa cho lắm, tuy nhiên thay đổi khá nhiều kể từ ngày Thủy theo gia đình vào Sài Gòn, tính đến nay vào khoảng chín mười năm thì phải. Trước kia, hai bên đường còn đồng ruộng nối tiếp nhau chạy dài một dải đất khá rộng, nay thay vào đó khu thương mại, nhà hàng, đặc biệt bán đặc sản của thành phố Huế. Nơi đây, nội ngoại của nàng đã sống bên nhau, qua nhiều thế hệ và đã biết bao người nằm xuống trên mảnh đất thân yêu nầy.


- Cô có sao không?


Tiếng bà Bảo hỏi nàng nhẹ nhàng. Thủy ngước nhìn lên sau lưng bà Bảo, cười e lệ:


- Dạ cháu bận nhìn phong cảnh thôi.


- Tôi cứ tưởng cô không quen ngồi xe.


Ông Bảo liếc khéo vợ:


- Em nên nhớ cô Thủy ở Sài Gòn ra, anh nghĩ cô còn văn minh hơn tụi mình nữa đó.


Bà Bảo cười, khoát tay phân bua:


- Ý em không phải như rứa. Em chỉ sợ cô Thủy mệt.


Nhìn cảnh ông Bảo và vợ ông ta, Thủy vui lây. Bà Bảo nhoài người quay lại sau, nhìn Thủy cười. Bỗng dưng bà hỏi:


- Xin lỗi cô Thủy năm nầy bao nhiêu tuổi?


- Dạ, cháu hai mươi hai tuổi rồi cô.


Thủy nghe bà thở dài. Giọng nhẹ nhàng xa vắng:


- Lớn hơn cháu Hy.


Không nhìn thấy mặt bà Bảo, nhưng Thủy đoán nét mặt bà có chút u buồn. Không khí trở nên im lặng.


Chiếc xe nghiến dòn lên những viên sỏi rồi dừng lại trước mặt nhà cổ kính và rộng như vi-la. Ông Bảo nhanh nhẹn đôi tay mở cửa xe cho bà Bảo và Thủy cùng một lúc.


Thủy không khỏi chớp mắt trước sân nhà của vợ chồng ông Bảo, hoa đủ sắc màu vây bọc chung quanh vườn. Bên kia hàng rào, hai cây sứ màu cánh sen đầy hoa lẫn hoa, ẻo lã trùng xuống ôm trọn cánh cửa sổ. Dưới chân nàng, cây hoa lài tây hoa trắng toát nổi trong đám lá xanh mướt. Thủy không e dè, nàng bước rão thật nhanh nhìn những bồn hoa trước của nhà. Ông bà Bảo nhìn nàng, hai vợ chồng cười tươi.


- Cô Thủy có vẻ hợp với nhà tôi rồi đó. Thấy hoa đi không đành phải không cô Thủy.


Nàng tươi cười quay lại.


- Dạ, lần đầu tiên cháu thấy khu vườn đầy hoa đẹp như vậy. Ngay cả vườn hoa trên Đà Lạt vẫn không thể sánh bằng.


Bà Bảo vui vẻ.


- Quả thật nhà tôi nói không sai. Cô và tôi đều thích hoa. Khổ công nhà tôi chăm sóc cho khu vườn nầy từ ngày mới về đây. Riêng tôi dành nhiều thì giờ ở ngoài vườn hơn trong nhà. Vui hơn nữa, tôi đã gặp được người có ý thích giống tôi. Chỉ có hoa và cây cỏ mới đem lại bình yên cho mình mà thôi.


Thủy chợt lặng người lắng nghe tiếng đàn bên trong, tuy nốt đàn chưa chuẩn nhưng nàng vẫn nghe được tiếng thánh thót của nhịp đàn dương cầm, với từng lời buồn của Trịnh Công Sơn :


 


... Làm sao em biết đời sống buồn tênh,


 Đôi khi ta lắng nghe ta


 Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá,


 Hồn ta như cát phù du bay về.


 Đôi khi trên mái tình ta


 nghe những giọt mưa


 Tình réo tình âm thầm,


 người réo người bên bờ vực sâu…….


 


Bà Bảo đang tươi cười, bỗng sựng người buồn bã. Bà đưa tay dắt Thủy đi vào nhà.


Tiếng đàn cũng chợt tắt. Bên chiếc đàn dương cầm, một thanh niên với mái tóc phủ xuống khuôn mặt. Anh vẫn cúi xuống đàn không chịu ngẩn lên khi bà Bảo dẫn nàng bước lại gần chiếc dương cầm. Bà nhìn người thanh niên, cười buồn, giới thiệu với nàng:


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Nó phần 2 (03-09-2010)
     (03-09-2010)
    Nhánh Sông Của Biển - Phần 2 (03-09-2010)
    Ngậm ngùi phần 3 (03-09-2010)
    Ngậm ngùi phần 2 (03-09-2010)
    Ngậm ngùi phần 1 (03-09-2010)
    Vòng tay ngày mới lớn (01-09-2010)
    Nỗi Lặng Yên (01-09-2010)
    Muộn Màng (01-09-2010)
    Màu Lá Ngô Đồng (01-09-2010)
    Bên Ni Bờ Thương Nhớ (01-09-2010)
    Tội đồ trong kinh thánh? (28-08-2010)
    Tạp Ghi: Ý - Huyền Thoại Và Di Tích (Tiếp theo & Hết) (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152845702.